Tiếp theo bài viết tạo hosting trên zPanel hôm nay, AZHOST sẽ hướng dẫn các bạn thêm domain trên zpanel và upload mã nguồn lên hosting. zPanel có điểm bất lợi là không có phần quản lý file, đồng nghĩa với việc bạn không thể giải nén file trên host hay thao tác dữ liệu trên host thông qua giao diện web. Bạn buộc phải thao tác với dữ liệu thông qua một đường duy nhất là FTP.
Mặc định, zPanel sẽ không có domain cho bạn chạy sẵn. Vì vậy để thêm domain vào hosting bạn làm như sau:
Đăng nhập vào phần quản trị hosting dưới username của bạn
Click vào Domain, tại trang tiếp theo bạn nhận domain bạn cần thêm vào
Và sẽ có 2 tùy chọn như sau
– Create a new home directory
– Use existing home directory
Dòng đầu tiên nếu bạn chọn thì zpanel sẽ tự động tạo folder theo domain trong thư mục public_html để bạn up dữ liệu vào trong đó
Dòng thứ hai, có nghĩa là sử dụng một thư mục có sẵn trong thư mục public_html nếu bạn chưa tạo thư mục nào trong public_html thì sẽ có một ô ghi /root
Sau đó bạn ấn creat
Sau khi thêm xong domain, domain của bạn sẽ ở trạng thái pending.
Bạn cần phải chờ từ 5 – 10 phút để domain của bạn vào trạng thái Live
Thư mục mà bạn sẽ phải upload source vào chạy website sẽ là thư mục /domain_com ở đây là azhost_vn
Tiếp đến chúng ta cần tạo account FTP vì mặc định chúng ta không sử dụng thông tin đăng nhập làm thông tin FTP giống như cPanel được
Quay ra màn hình trang chính của zPanel
Kéo xuống dưới cùng, bạn sẽ thấy một Module File Management, bạn chọn FTP Accounts
>>Xem thêm: Cách fix lỗi hỏi mật khẩu FTP trên wordpress khi upgrade và install theme và plugin
Tại mục này, bạn nhập thông tin FTP bạn muốn tạo ( Mình khuyên bạn nên dùng thông tin FTP giống như thông tin hosting để tiện ghi nhớ và không bị trùng lặp)
Tiếp đó bạn có thể cấp quyền cho user này theo các tùy chọn phía dưới sau đó ân creat. Creat xong thì bạn có thể upload mã nguồn của bạn lên website được rồi, đừng quyên trỏ domain về host
Bây giờ mình sẽ hướng dẫn bạn tạo thông tin database
Quay ra màn hình chính, tại mục Database Management bạn tạo user và database theo 2 mục có sẵn
Ở mục user bạn lưu ý chọn đúng database để cấp quyền xử ls database cho user này
Lưu ý : Database_name có dạng userhosting_database còn username chỉ có tên bạn vừa tạo ra mà thôi
Phần remote access bạn có thể chọn Allow from any IP. Xong xuôi thì bạn đã có thông tin quản lý FTP , phpmyadmin bây giờ bạn chỉ cần cài đặt mã nguồn của bạn nữa thôi! Bên cạnh đó các bạn cùng tham khảo một số hosting chất lượng cao do AZHOST cung cấp nhé, đảm bảo sẽ làm các bạn hài lòng.